Chương trình dạy lớp mẫu giáo

7:20 AM |

CHƯƠNG TRÌNH DẠY LỚP MẪU GIÁO


Một nền giáo dục chất lượng cao là quyền cơ bản của mọi trẻ em. Tất cả trẻ em sẽ nhận được sự tôn trọng, khuyến khích, và các cơ hội mà họ cần để xây dựng kiến thức, kỹ năng và thái độ để thành công, góp phần thành

Chương trình dạy lớp mẫu giáo
Chương trình dạy lớp mẫu giáo


Link download:
Download
Pass: chukienthuc.com
955.29kb File .rar
Xem thêm…

Một số giải pháp dạy tốt môn giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo

7:07 AM |
MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY TỐT MÔN GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ 3-4 TUỔI​

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật gắn bó hết sức mật thiết với con người. Với sức hấp dẫn đặc biệt riêng của mình, âm nhạc có tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của con người. Đối với trẻ thơ âm nhạc là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần của bé. 

Ngay từ khi lọt lòng mẹ cất tiếng khóc chào đời, bé đã được sống trong những lời ru ngọt ngào, yêu thương của mẹ, của bà. Có thể nói âm nhạc có mặt trong đời sống hàng ngày của trẻ. Do đó, cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc chu đáo sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Link download:
http://www.mediafire.com/?pcv643ka479xbwy

Mật khẩu tải tài liệu: chukienthuc.com
Xem thêm…

10 bí quyết giúp trẻ học tốt​

6:57 AM |

10 bí quyết giúp trẻ học tốt


1. Lập thời gian biểu: hãy đề nghị trẻ lập một thời gian biểu cho việc học tại nhà. Chẳng hạn, trẻ có thể sắp xếp những bài tập ở nhà trong thời gian một giờ đồng hồ vào mỗi buổi tối trong cả một tuần. Điều này sẽ giúp trẻ bước đầu có thói quen học tốt.

2. Đòi hỏi quá cao: bạn không nên đòi hỏi quá cao đối với việc học ở nhà của trẻ. Hãy nói chuyện với những phụ huynh khác hoặc giáo viên của trẻ, về khoảng thời gian cần thiết giúp trẻ có thể hoàn tất những bài làm ở nhà. Tuy vậy, chính bạn là người cần quyết định điều này cho trẻ ngoài việc cần tham khảo thêm ý kiến bổ ích từ những người khác.

3. Lập bảng ghi chú: cần lập một bảng ghi chú về việc học ở nhà hằng ngày của trẻ và gắn nó trong phòng ngủ hoặc dán trên bảng thông báo của nhà bếp. Cần bảo đảm những yêu cầu đưa ra thích hợp cho trẻ thực hiện mỗi ngày

4. Lên kế hoạch cho những kỳ thi: việc ôn bài chuẩn bị cho những kỳ thi của trẻ cần đòi hỏi nhiều phương pháp linh hoạt khác nhau, vì trẻ cần có kế hoạch cụ thể chứ không chỉ đơn thuần là thời gian học của trẻ, bên cạnh đó cần có những tài liệu cần thiết để trẻ có thể tham khảo thêm. Đây là bước khởi đầu có hiệu quả nhất giúp trẻ chuẩn bị tốt cho những kỳ thi, nhưng tránh bắt đầu thực hiện nó quá sớm.

5. Thời gian nghỉ ngơi: hầu hết những trẻ học quá sức cần được kết hợp với thời gian nghỉ ngơi ngắn hoặc thời gian học những môn khác và cứ tiếp tục như thế. Việc học tập chạy nước rút, thiếu thời gian nghỉ ngơi tuy đạt kết quả cao, nhưng thiếu sức bền cho việc học lâu dài về sau.

6. Kiểm tra việc học của trẻ: hãy kiểm tra xem những nề nếp, thói quen học mới có thích hợp với trẻ. Cứ mỗi hai tuần, cùng trẻ bàn luận những tiến bộ trẻ đạt được và cố gắng nhận xét những công việc nào trẻ thực hiện hiệu quả nhất. Nếu kém hiệu quả, cần thay đổi cách khác.

7. Nghỉ ngơi vào buổi tối: đôi khi bạn cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi sau khi đã thực hiện xong những công việc hằng ngày. Cần bảo đảm cho trẻ có giờ nghỉ ngơi vào buổi tối để trẻ có thể tự làm những việc nó muốn, thay vì trẻ phải học gạo môn học này đến môn học khác mỗi tối. Cố gắng sắp xếp những giờ nghỉ ngơi xen kẻ với thời gian học của trẻ

8. Học cùng bạn: có những trẻ học rất tốt khi được thoải mái học cùng học với một hoặc hai đứa bạn của nó. Tuy điều này dễ dẫn đến việc trẻ có thể tán gẫu với bạn bè trong khi học, nhưng nhờ đó mà kết quả học tập có thể tiến triển tốt hơn.

9. Đánh giá kết quả học tập: đặc biệt cần biết phải khen ngợi những kết quả học tập của trẻ có liên quan đến việc trẻ biết thực hiện tốt thói quen học tập hằng ngày và có sự học tập nghiêm túc của nó. Nếu trẻ không thể đạt được kết quả như nó mong muốn, bạn không nên tỏ ra giận dữ với trẻ. Hãy nói với trẻ bạn rất hài lòng về những cố gắng của trẻ để động viên cho trẻ.

10. Kết hợp giữa việc ngủ, ăn và uống: trẻ chỉ có thể học tốt khi có được những thói quen cơ bản về ăn uống, giấc ngủ và tập luyện tốt. Một chế độ ăn uống khoẻ mạnh, ngủ nhiều và thường xuyên tập luyện luôn cần thiết cho trẻ trong học tập
Xem thêm…

Bí kíp dạy trẻ 1-3 tuổi

8:38 AM |
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP HCM cho rằng, ở giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, sự phát triển của trẻ diễn ra với tốc độ rất nhanh. Hệ thần kinh nhạy bén tạo điều kiện cho trẻ học hỏi nhanh, song đồng thời các em cũng dễ bị tổn thương. Vì thế, những thay đổi đột ngột trong cuộc sống, đặc biệt đối với trẻ những năm đầu đời rất nguy hiểm.


[​IMG]


Ở tuổi này trẻ hay bắt chước nên cha mẹ cần làm gương từ lời nói đến việc làm để giúp trẻ hình thành nhân cách tốt. 



Mặt khác, nhu cầu giao tiếp của trẻ với người lớn rất cao. Đặc điểm của các em ở lứa tuổi này là thích bắt chước hành động, lời nói của người lớn. Vì vậy cha mẹ cần tích cực cho trẻ nhận biết thế giới xung quanh, đồng thời làm gương cho trẻ bởi các em có thể bắt chước lời nói, hành động, việc làm tốt hay xấu của người lớn để định hình nên nhân cách về sau.

Bà Minh cho biết, tốc độ phát triển thì ở mỗi đứa trẻ có sự khác nhau, nên tùy theo đặc điểm của con mình mà cha mẹ có những phương pháp giáo dục phù hợp theo lứa tuổi. Sau đây là một số điều cơ bản cha mẹ cần giáo dục trẻ:

Đi theo tư thế đứng thẳng
Khi mới tập đi, khả năng điều khiển các cử động chưa hình thành nên trẻ luôn bị mất thăng bằng, cảm giác căng thẳng, vấp ngã, bối rối, sợ hãi khi gặp các vật cản trên đường. Vì vậy, người lớn cần dìu trẻ từng bước một và kịp thời cổ vũ khi trẻ đi được vài bước cho đến lúc đi thành thạo.
Đi theo thế thẳng đứng là một bước tiến cơ bản nhằm làm cho trẻ độc lập về mặt sinh học, đồng thời là một bước quan trọng trong việc "xã hội hóa" đứa trẻ:
- Khi trẻ biết đi đứng trên đôi chân của mình thì sẽ giải phóng hai bàn tay khỏi chức năng di chuyển. Từ đó bàn tay trở thành công cụ để nhận thức thế giới xung quanh: Cầm, nắm, xúc cơm, viết, vẽ… Đây chức năng hoạt động của con người.
- Ngẩng cao đầu, dây thanh của trẻ càng phát ra được nhiều âm tiết tinh vi.
- Giúp trẻ mở rộng tầm nhìn, phát triển khả năng định hướng trong không gian.
- Mở rộng phạm vi hoạt động với đồ vật, tiếp xúc với nhiều đồ vật hơn, mở rộng khả năng tìm hiểu những thuộc tính của đồ vật và kỹ năng sử dụng chúng.
- Mở rộng giao tiếp với mọi người xung quanh giúp vốn kinh nghiệm riêng của trẻ thêm phong phú, phát triển nhu cầu giao tiếp và kích thích khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ ở trẻ.
Đặc điểm hoạt động với đồ vật
Thời kỳ trước tuổi mẫu giáo, trẻ đã thực hiện những hành động khá phức tạp với các đồ vật, nhưng chưa nhằm vào việc khám phá chức năng và phương thức sử dụng nó.
Đến tuổi đi nhà trẻ: đồ vật lúc này đối với trẻ không phải chỉ là cái để nghịch, để chơi mà còn là để tìm hiểu chức năng nhất định và phương thức sử dụng tương ứng. Ví dụ: chiếc thìa (muỗng) dùng dể xúc cơm và có cách cầm nhất định, khác với cái chén... Do đó, trẻ hướng hoạt động của mình vào việc nắm cách sử dụng đồ vật. Trẻ lĩnh hội những kiến thức về đồ vật, biết cách sử dụng đồ vật giống như người lớn, trong đó người lớn giữ vai trò của người hướng dẫn, người cộng tác, người hỗ trợ trong quá trình lĩnh hội này.
Hoạt động với đồ vật (là một loại hoạt động có đối tượng) trở thành hình thức hoạt động chủ đạo trong suốt giai đoạn nhà trẻ. Nhờ có hoạt động này mà chức năng của các đồ vật lần đầu tiên được bộc lộ ra trước trẻ và đồ vật xung quanh trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của trẻ, khiến trẻ hăng hái tìm kiếm, tháo lắp suốt ngày. Chính nhờ vậy mà tâm lý của trẻ phát triển mạnh, đặc biệt là trí tuệ.
Khi lĩnh hội những hành động sử dụng đồ vật sinh hoạt hàng ngày thì đồng thời trẻ cũng lĩnh hội được những qui tắc hành vi trong xã hội. Về điểm này, thái độ của người lớn rất quan trọng trong việc nắm vững quy tắc hành vi xã hội để dạy cho trẻ.

Thi Ngoan
Xem thêm…

Copyright ©CKT - Được biên soạn và sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau - Ghi rõ nguồn:chukienthuc.com - Khi phát hành thông tin trên trang này
Luyện thi đại học - Chủ Kiến Thức | CKT | Test English Quiz Online | Kho tài liệu hay |